9 Lợi ích tuyệt vời từ sữa hạt đối với sức khỏe
Với chiết xuất 100% thiên nhiên với thành phần dinh dưỡng, sữa hạt mang lại cho cơ thể những lợi ích tuyệt vời sau:
- Phòng chống ung thư
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
- Nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh
- Hỗ trợ quá trình đông máu
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Nguồn cung dinh dưỡng dồi dào
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
- Nuôi dưỡng làn da và xương khỏe mạnh
Từ những công dụng, lợi ích trên, sử dụng sữa hạt mỗi ngày sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. Sau đây, Nguyễn Kim giới thiệu đến bạn tuyển tập các công thức làm sữa hạt cực thơm ngon, dinh dưỡng và giảm cân hiệu quả.
Một số lưu ý và nguyên tắc quan trọng khi nấu và sử dụng sữa hạt
Khi làm tất cả các loại sữa hạt sen, sữa hạt điều, hạt óc chó, đậu nành,… bạn cần lưu ý các nguyên tắc làm sữa hạt đúng cách. Dưới đây là một số điều quan trọng để giúp bạn nấu sữa hạt không bị tách nước và bảo quản sữa tốt hơn:
Đường phèn, đường thốt nốt sẽ giúp sữa hạt thơm ngon hơn
Sữa hạt thơm ngon và dậy mùi hương hấp dẫn khi thêm các nguyên liệu như đường thốt nốt, đường phèn, chà là, táo đỏ,… Thay thế đường công nghiệp bằng đường phèn sẽ giúp tạo vị thanh ngọt, giải nhiệt cơ thể, tốt cho tỳ và phế.
Bí quyết nấu sữa hạt không bị tách nước
- Để sữa hạt không bị tách nước, bạn hấp chín hạt và xay nhuyễn chúng với nước nóng 80°C.
- Không nên nấu sôi mẻ sữa ví rất dễ gây ra kết tủa. Sữa hạt sẽ ngon nhất và bảo quản được lâu khi nấu chín tới tầm 70°C – 85°C. Đặc biệt là: hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca, dừa,… hạt nhiều chất béo dễ gây ra kết tủa.
Phân loại các loại hạt cần nấu và các loại hạt không cần nấu
Tùy theo loại hạt mà bạn sẽ cần nấu/không cần nấu khi làm sữa hạt
- Các loại hạt không cần nấu: Có thể xay uống liền. Gồm các loại hạt: yến mạch, hạnh nhân, óc chó, kỷ tử, hạt điều, hạt thông, mè (đã rang chín), macca, hạt bí…
- Các loại hạt cần nấu: Các loại hạt dòng họ đậu như đậu đen, xanh, đỏ, tương, gà, lăng,… kê, lạc, mè (nếu chưa rang), hạt sen, các loại khoai, củ từ,….
Bạn cũng cần lưu ý phân loại các loại hạt theo tính chất để kết hợp đúng nhất tạo vị ngon
- Hạt tạo bột (độ sánh, sền sệt): đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen xanh lòng, đậu gà, đậu lăng, yến mạch, hạt sen, bắp, bí đỏ, kiều mạch, diêm mạch, kiều mạch,…
- Hạt tạo béo: đậu nành, mè đen, mè nâu, hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, đậu phộng, hạt hướng dương,…
Nguyên tắc kết hợp các loại hạt khi làm sữa hạt
Cách làm sữa hạt sẽ thơm ngon khi bạn biết chọn lựa và kết hợp các loại hạt với nhau, cụ thể:
- Các hạt không cần nấu với nhau
- Các hạt cần nấu kết hợp với nhau
- Hạt có tính sánh, sền sệt với nhau. Ví dụ: óc chó – hạnh nhân, yến mạch – hạt sen,..
- Hạt có tính trong với nhau. Ví dụ: hạt kê – hạt mè đen
- Tăng độ sánh đặc cho sữa hạt khi kết hợp hạt tạo bột. Ví dụ: sữa hạt kê – bí đỏ,…
Ngâm hạt trong nước muối
Nên ngâm hạt từ 1 – 2 giờ trước khi nấu bằng nước ấm/nước lạnh có pha chút muối loãng. Đặc biệt là các loại hạt cần nấu đã ghi ở trên. Việc ngâm hạt trong nước muối loãng giúp làm giảm lượng axit phytic trong hạt, trung hòa enzym và giải phóng toàn bộ chất dinh dưỡng. Cơ thể sẽ hấp thụ được trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa hạt và dễ tiêu hóa hơn.
Ngoài ra, nếu ngâm hạt trong nước thường sẽ có hiện tượng hạt đậu bị trương phồng. Khi nấu lên dễ có vị chua và nhanh chóng bị hư hỏng ôi thiu. Tốt nhất, ngâm hạt trong nước muối loãng sẽ giúp hạt đậu nở đều đẹp, không bị chua, bảo quản được lâu.
Bảng thời gian ngâm hạt lý tưởng trước khi nấu
Tỷ lệ ngâm nước:hạt là 3:1 để hạt luôn ngập trong nước. Lưu ý: thường xuyên thay 2,3 lần để trừ vi khuẩn gây hại. Nếu không có thời gian bạn có thể ngâm hạt từ 1-2 tiếng. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn ngâm hạt theo bảng thời gian bên dưới sẽ giúp loại bỏ chất độc hại và giải phóng dinh dưỡng tốt nhất.
Ngâm đúng thời gian phù hợp, việc ngâm quá lâu sẽ khiến hạt nảy mầm.
Loại hạt | Thời gian ngâm | Thời gian nảy mầm |
Gạo lứt | 9h | 3-5 ngày |
Kê | 8h | 2-3 ngày |
Yến mạch | 6h | 2-3 ngày |
Lúa mì | 7h | 2-3 ngày |
Đậu xanh | 1 ngày | 2-3 ngày |
Đậu đỏ | 8h | 3-5 ngày |
Đậu gà | 12h | 2-3 ngày |
Đậu lăng | 8h | 12h – 3 ngày |
Diêm mạch (quinoa) | 4h | 1-3 ngày |
Kiều mạch (tam giác mạch) | 15 phút | 6h |
Ngô | 12h | 2-3 ngày |
Bí ngô | 8h | 1-2 ngày |
Hạt dẻ Brazil | Không ngâm | Không nảy mầm |
Óc chó | 4h | Không nảy mầm |
Hạnh nhân | 8-12h | 3 ngày |
Hồ đào | 6h | Không nảy mầm |
Hạt điều | 2-2,5h | Không nảy mầm |
Hạt mắc ca | Không ngâm | Không nảy mầm |
Hạt dẻ cười | Không ngâm | Không nảy mầm |
Hạt thông | Không ngâm | Không nảy mầm |
Hạt vừng | 8h | 1-2 ngày |
Linh lăng | 8h | 2-5 ngày |
Cà ri | 8h | 3-5 ngày |
Hạt lanh | 8h | Không nảy mầm |
Hạt cây gai dầu | Không ngâm | Không nảy mầm |
Bài viết liên quan